top of page
Writer's pictureanhngutalkfirst

Modal verb là gì? Công thức và bài tập động từ khiếm khuyết



Nội dung chính 1. Modal Verbs (Động từ khuyết thiếu) 1.1. Modal verb là gì? 1.2. Phân loại Modal Verb theo chức năng 1.3. Cách dùng Modal Verb thông dụng trong tiếng Anh 2. Semi-modal verb (Động từ Bán Khiếm khuyết) 2.1. Định nghĩa động từ bán khiếm khuyết 2.2. Các động từ Bán Khiếm khuyết thường dùng, cấu trúc và chức năng 3. Bài tập về Modal verb – Semi-Modal verb 3.1. Bài tập với các động từ Khiếm Khuyết (Modal Verb) 3.2. Bài tập với các động từ Bán Khiếm Khuyết (Semi- modal Verb) Động từ khiếm khuyết – modal verb (thuộc nhóm trợ động từ) là một trong những loại động từ thường xuyên đrược sử dụng trong tiếng Anh.

Để nối tiếp chuỗi bài chia sẻ kiến thức về các điểm ngữ pháp quan trọng, hôm nay TalkFirst sẽ chia sẻ với các bạn “tất tần tật” kiến thức liên quan tới hai loại động từ thường xuyên được sử dụng đó chính là Động từ Khiếm khuyết (Modal Verb) và Động từ Bán Khiếm khuyết (Semi-modal Verb).

Cùng theo dõi bài viết sau và note lại những phần quan trọng bạn nhé!

1. Modal Verbs (Động từ khuyết thiếu)

1.1. Modal verb là gì? Định nghĩa: Động từ Khiếm khuyết có tên tiếng Anh là Modal Verb, thuộc nhóm Trợ động từ. Đúng như tên gọi của nó, động từ khiếm khuyết là động từ không thể đứng một mình mà nó luôn đứng trước một động từ khác để bổ trợ và bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ đó.

Ví dụ:

Động từ hành động ‘sing’ – có nghĩa là “hát”, nếu thêm trợ động từ ‘can’ – “có thể (làm gì)” lên trước là ta có ‘can sing’ – “có thể hát”. Ta có động từ nối ‘become’ – “trở thành”. Ta thêm trợ động từ ‘will’ – “sẽ” lên trước là ta có ‘will become’ – “sẽ trở thành”. Lưu ý: Sẽ có trường hợp trợ động từ đứng một mình, không theo sau bởi động từ nguyên mẫu. Đó là khi, trước đó, động từ nguyên mẫu ta muốn dùng đã được dùng rồi và bây giờ ta có thể rút gọn nó để tránh lặp từ.

Ví dụ:

Đầy đủ: His elder sister can swim, but he can’t swim. ⟶ Chị gái của anh ấy có thể bơi nhưng anh ấy không thể bơi. Rút gọn: His elder sister can swim, but he can’t. ⟶ Chị gái của anh ấy có thể bơi nhưng anh ấy không thể. Xem thêm: Phân tích chi tiết sự khác biệt giữa ‘Can’ và ‘Could’

1.2. Phân loại Modal Verb theo chức năng Có 4 loại Modal Verb chính mà TalkFirst đã phân loại sau đây:

Ability(khả năng tự thân của chủ ngữ) can, could Possibility (khả năng quyết định bởi yếu tố bên ngoài) can, could, may, might Obligation or necessity (sự bắt buộc hay cần thiết phải làm gì) must, need (bán khiếm khuyết) Advice (lời khuyên) should, ought to Lưu ý: Tuy ‘need’ là động từ bán khiếm khuyết nhưng nó cũng là động từ “kinh điển” khi nói về ‘necessity’, nên TalkFirst đã tổng hợp ‘need’ vào trong cả bảng trên.

1.3. Cách dùng Modal Verb thông dụng trong tiếng Anh

1.3.1. Động từ khiếm khuyết ‘can’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘can’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘can’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + can/ can’t + verb (nguyên mẫu) + …

Xem thêm: Phân biệt động từ ‘be’ và Action verbs

Chức năng: 1. Nói về một tài năng, khả năng, kỹ năng, v.v. của con người mà ở hiện tại vẫn còn. – That employee can type very fast. ⟶ Nhân viên đó có thể đánh máy rất nhanh.

– Her younger brother can cook well. ⟶ Em trai cô ấy có thể nấu ăn ngon.

– I can’t become a singer. ⟶ Tôi không thể trở thành một ca sĩ. 2. Nói về việc có thể hoặc không thể làm việc gì trong hiện tại, do yếu tố bên ngoài quyết định.

– It’s raining hard outside. We can’t go to the zoo now. ⟶ Bên ngoài trời đang mưa to. Bây giờ chúng ta không thể đi sở thú. ⟶ Yếu tố bên ngoài: trời mưa

– Because my company is not far from my house, I can walk there. ⟶ Vì công ty tôi không xa nhà tôi nên tôi có thể đi bộ tới đó. ⟶ Yếu tố bên ngoài: công ty không xa nhà – He usually speaks very softly, so people can’t hear him. ⟶ Anh ấy thường xuyên nói rất nhỏ nên mọi người không nghe được anh ấy nói. ⟶ Yếu tố bên ngoài: anh ấy nói nhỏ

– You can’t eat more candies. They are not good for your health. ⟶ Con không thể ăn thêm kẹo. Chúng không tốt cho sức khỏe của con.

⟶ Yếu tố bên ngoài: kẹo không tốt cho sức khỏe 3. Đề xuất làm việc gì hay khuyên ai đó làm gì.

– If you want to lose weight, you can go to the gym. ⟶ Nếu bạn muốn giảm cân, bạn có thể đi tập gym.

– We can work together to complete this task soon. ⟶ Chúng ta có thể cùng làm việc để hoàn tất nhiệm vụ này sớm. 4. Dùng trong câu hỏi Yes- No để nhờ giúp đỡ hoặc xin phép một cách thân thiện, gần gũi, không trang trọng.

– Lily, can you pass me the salt? ⟶ Lily, bạn có thể chuyển hũ muối cho tôi không?

– Can you contact that customer right now? ⟶ Bây giờ bạn có thể liên hệ khách hàng đó không?

– Can I park here? ⟶ Tôi có thể đậu xe ở đây không? 1.3.2. Động từ khiếm khuyết ‘could’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘could’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘could’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + could/ couldn’t + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: 1. Nói về một tài năng, khả năng, kỹ năng, v.v. của con người trong quá khứ nhưng bây giờ không còn. Hoặc ngược lại, bây giờ có nhưng quá khứ không có. – When I was young, I could calculate very fast. ⟶ Khi tôi còn trẻ, tôi đã có thể tính toán rất nhanh.

– Her younger brother could play the piano very well when he was twelve years old. He had a lot of time to practice then. ⟶ Em trai cô ấy đã có thể chơi piano rất giỏi khi thằng bé còn 12 tuổi. Lúc đó, nó đã có nhiều thời gian để luyện tập.

– When my mother was a teenager, she couldn’t swim, but now, she can. ⟶ Khi mẹ tôi còn là một thiếu niên, bà đã không thể bơi nhưng bây giờ bà có thể. 2. Nói về việc có thể hoặc không thể làm việc gì trong quá khứ, do yếu tố bên ngoài quyết định. Nhưng hiện tại đã khác.

– When we first moved here, we could use the washing machine for free, but now, the landlord doesn’t let us do that. ⟶ Khi chúng tôi mới chuyển tới đây, chúng tôi đã có thể dùng máy giặt miễn phí, nhưng bây giờ, chủ nhà không cho chúng tôi làm thế. ⟶ Yếu tố bên ngoài: chủ nhà hồi xưa cho, giờ không cho.

– When they were under eighteen, they couldn’t go out after 8 pm, but now, their parents let them do so. ⟶ Khi họ còn dưới 18 tuổi, họ đã không thể ra ngoài sau 8 giờ tối, nhưng bây giờ, bố mẹ họ cho phép họ làm thế. ⟶ Yếu tố bên ngoài: bố mẹ hồi xưa không cho, giờ cho. 3. – Dùng trong câu hỏi yes-no để xin phép làm một việc (thường là việc mà ta cho là lớn/ hệ trọng/…) một cách trang trọng và lịch sự. – Muốn xin phép một cách thân thiết và bớt trang trọng, ta dùng ‘can’. – Muốn trang trọng hơn ‘could’, ta có thể dùng ‘may’. – Ms. Anderson, could I take a day off next week? ⟶ Bà Anderson, tôi có thể nghỉ một ngày tuần sau được không?

– Could we borrow your laptop? ⟶ Chúng tôi có thể mượn laptop của bạn không?

– Could we delay this meeting? ⟶ Chúng tôi có thể hoãn buổi họp này không? 4. Dùng trong câu hỏi Yes- No để nhờ ai giúp đỡ một cách trang trọng, thường đi kèm với please để nhấn mạnh sự khẩn thiết.

– Could you please send me that client’s contact information? ⟶ Bạn có thể gửi tôi thông tin liên lạc của khách hàng đó không?

– Could you help me check this document? ⟶ Bạn có thể giúp tôi kiểm tra văn bản này không? 1.3.3. Động từ khiếm khuyết ‘must’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘must’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘must’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + must/ mustn’t + verb (nguyên mẫu) + …*

Lưu ý: Có chức năng chỉ dùng ‘must’ và có những chức năng chỉ dùng ‘mustn’t’.

Chức năng: 1. Dùng ‘must’ để diễn tả một hành động mà ở hiện tại, bản thân chủ ngữ cho là rất cần thiết, cần phải làm.

– Oh, it’s almost 5pm. I must go now. ⟶ Ô, gần 5 giờ chiều rồi. Tôi phải đi ngay thôi. Phân tích: Tự chủ ngữ thấy cần thiết, không phải do ai bắt làm.

– We wants to lose weight, so we must exercise every day. ⟶ Chúng tôi muốn giảm cân nên chúng tôi cần tập thể dục mỗi ngày. Phân tích: Tự chủ ngữ thấy cần thiết, không phải do ai bắt làm. 2. Dùng ‘must’ để đưa ra một nhận định mà người nói cho là có khả năng chính xác cao ở hiện tại. Tương đương với cụm “ắt hẳn là” hay “chắc chắn là”.

– She worked very hard this afternoon. Now, she must be tired. ⟶ Cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ chiều nay. Bây giờ, cô ấy chắc chắn là mệt.

– That couple always look happy. They must love each other a lot. ⟶ Cặp đôi đó luôn trông hạnh phúc. Họ ắt hẳn là yêu nhau nhiều. 3. Dùng ‘must’ để diễn tả việc ai đó buộc phải làm gì do đó là một quy định trong pháp luật hoặc trong nội quy của một tổ chức nào.

– Everyone must wear a seatbelt while they are driving. ⟶ Mỗi người phải thắt dây an toàn khi họ đang lái xe. Phân tích: Đây là một quy định trong luật giao thông.

– Every employee must go to work on time. ⟶ Mỗi nhân viên phải đi làm đúng giờ. Phân tích: Đây là một quy định trong nội quy một công ty. 4. Dùng ‘mustn’t’ để diễn tả việc ai đó bị cấm làm gì do đó là một quy định trong pháp luật hoặc trong nội quy của một tổ chức nào.

– Everyone mustn’t drive after drinking alcohol. ⟶ Mọi người không được phép lái xe sau khi uống đồ có cồn. Phân tích: Đây là một quy định trong luật giao thông.

– Students mustn’t bring their phones to school. ⟶ Học sinh không được mang điện thoại tới trường.

Phân tích: Đây là một quy định trong nội quy một trường học. 1.3.4. Modal verb – ‘may’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘may’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘may’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + may (not) + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: 1. Diễn tả một điều gì đó có thể hoặc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai với độ chắc chắn tương đối thấp (khoảng 50%).

– She doesn’t look very happy. She may not like the present. ⟶ Cô ấy trông không quá vui. Có thể là cô ấy không thích món quà.

– He didn’t refuse immediately. He may come to the party tomorrow. ⟶ Anh ấy đã không từ chối ngay lập tức. Anh ấy có thể là sẽ tới bữa tiệc ngày mai. 2. Dùng trong câu hỏi Yes- No để xin phép làm gì hay đề nghị giúp đỡ ai một cách rất trang trọng và lịch sự (hơn cả ‘could’).

– Mr. Joe, may I go to the restroom? ⟶ Thầy Joe, em có thể đi tới phòng vệ sinh được không?

– May I help you carry your luggage, madam? ⟶ Tôi có thể giúp bà khuân hành lý không, thưa bà? 1.3.5. Modal verb ‘might’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘might’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘might’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + might (not) + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: Diễn tả một điều gì đó có thể hoặc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai với độ chắc chắn tương thấp hơn ‘may’ (khoảng 30%).

– He might like this present. To be honest, I’m not sure because I don’t know him well. ⟶ Anh ấy có thể sẽ thích món quà này. Thành thật mà nói thì, tôi cũng không chắc nữa tại tôi không biết rõ về anh ấy.

– She might not visit her parents this weekend. Actually, I talked to her about this yesterday, but I have forgotten everything. ⟶ Cô ấy có thể sẽ không đi thăm ba mẹ cổ cuối tuần này. Thật ra, tui đã nói chuyện với cô ấy về vấn đề này vào ngày hôm qua mà tui quên hết rồi. 1.3.6. Modal verb ‘will’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘will’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘will’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + will/ won’t + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: 1. ‘will’ được dùng trong thì Tương lai Đơn để diễn tả chung chung về những điều sẽ hoặc sẽ không xảy ra trong tương lai.

– She will come here soon. ⟶ Cô ấy sẽ tới đây sớm thôi. – My parents won’t buy that house. ⟶ Bố mẹ tôi sẽ không mua ngôi nhà đó. 2. Cụ thể và đặc thù hơn công dụng 1, ‘will’ hay nói cách khác là thì Hiện tại Đơn còn dùng để diễn một dự đoán mang tính chủ quan, không có căn cứ về một điều sẽ hoặc sẽ không xảy ra trong tương lai.

– I think that employee will become the new manager although I don’t know how she works. ⟶ Tôi nghĩ nhân viên đó sẽ trở thành quản lý mới dù tôi không biết cô ấy làm việc thế nào.

– Father: ‘My son won’t move to another city. I don’t know much about his future plans though. ’ ⟶ Bố: “Con trai tôi sẽ không chuyển tới một thành phố khác. Nhưng mà tôi cũng không biết nhiều về các kế hoạch tương lai của thằng bé.” 3. Cụ thể và đặc thù hơn công dụng 1, ‘will’ hay nói cách khác là thì Hiện tại Đơn còn dùng để diễn tả một quyết định được đưa ra ngay tại thời điểm nói, không có suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định trước đó.

– A customer who is trying juice at a supermarket: ‘This juice tastes good. I will buy it.’ ⟶ Một khách hàng đang thử nước ép tại siêu thị: “Nước ép này ngon. Tôi sẽ mua nó.” Phân tích: Khách hàng thử thấy nước ép ngon và quyết định luôn là sẽ mua mà không suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định trước khi nói.

– A conversation between a daughter and her father: Daughter: ‘Dad, I’m still full. I just ate some cake.’ Father: ‘Okay. We will have dinner later.’ ⟶ Một đoạn hội thoại giữa con gái và ba: Con gái: “Ba, con vẫn còn no. Còn vừa ăn bánh ngọt.” Ba: “Được rồi. Chúng ta sẽ ăn tối sau.”

Phân tích: Người ba vừa nghe con gái bảo no thì quyết định ngay là họ sẽ ăn tối sau mà không suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định trước khi nói. 4. Đưa ra lời hứa sẽ hoặc sẽ không làm gì trong tương lai, có thể dùng trong mệnh đề theo sau ‘I/ We promise (that)’ để nhấn mạnh đây là một lời hứa.

– (I promise) I will love you forever. ⟶ (Tôi hứa) tôi sẽ yêu bạn mãi mãi.

– (We promise) we won’t be late again. ⟶ (Chúng tôi hứa) chúng tôi sẽ không tới trễ nữa. 1.3.7. Động từ khiếm khuyết ‘would’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘would’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘would’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + would/ wouldn’t + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: 1. ‘would’ kết hợp với động từ ‘like’ để diễn tả mong muốn một cái gì hay làm việc gì (đồng nghĩa với ‘want’ nhưng trang trọng hơn).

Cấu trúc: – would like + noun – would like + to-verb (nguyên mẫu)

– At a restaurant: Server: ‘What would you like to drink, madam? Diner: ‘I would like some lemonade.’ ⟶ Tại một nhà hàng: Phục vụ: “Bà muốn uống gì, thưa bà?” Thực khách: “Tôi muốn nước chanh.”

– Our boss would like to see you now. ⟶ Sếp của chúng ta muốn gặp bạn bây giờ. 2. ‘would’ kết hợp với động từ ‘mind’ trong câu hỏi Yes- No để:

– Nhờ ai làm gì.

Cấu trúc: Would you mind + v-ing + …+ ?

– Xin phép làm gì.

Cấu trúc: Would you mind + if + chủ ngữ + verb(-s/es) + …+ ?

– Would you mind closing the window? ⟶ Bạn có thể đóng cửa sổ được không?

– Would you mind if we park here? ⟶ Bạn có thấy phiền không nếu chúng tôi đậu xe ở đây? 3. ‘would’ hoặc ‘wouldn’t’ kết hợp với động từ nguyên mẫu để diễn tả việc trong quá khứ, chủ ngữ đã có hay không có một thói quen nào đó.

– When she was young, she would read books after school. ⟶ Khi còn trẻ, cô ấy có thói quen đọc sách sau giờ học.

– He wouln’t go to bed late when he was a kid. ⟶ Anh ấy không có thói quen đi ngủ muộn khi còn là một đứa trẻ. 4. ‘would’ hoặc ‘wouldn’t’ còn xuất hiện trong mệnh đề chính loại 2 và loại 3 của câu điều kiện.

– If I were you, I wouldn’t buy that expensive đồng hồ. ⟶ Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không mua cái đồng hồ đắt tiền đó.

– If he had practiced hard, he would have won the competition last month. ⟶ Nếu anh ấy đã luyện tập chăm chỉ, anh ấy đã thắng cuộc thi tháng trước. 1.3.8. Động từ khiếm khuyết (Modal verb) – ‘shall’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘shall’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘shall’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + shall/ shan’t + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: 1. ‘shall’ được dùng trong câu hỏi Yes-No để đề xuất làm một việc gì đó hoặc để hỏi xem ai đó có nên làm gì không.

– Shall we go shopping after work? ⟶ Chúng ta đi mua sắm sau giờ làm đi?

– Shall I call the police? ⟶ Tôi có nên gọi cảnh sát không? 2. ‘shall’ cũng có thể dùng cho chủ ngữ ‘I’ hoặc ‘we’ để diễn tả hay dự đoán rằng một điều sẽ hoặc sẽ không xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, chức năng này đang dần trở nên ít được sử dụng.

– This time next week, I shall be in Hanoi. ⟶ Giờ này tuần sau, tôi có thể là ở Hà Nội.

– I shan’t finish this project in just 2 months. ⟶ Tôi sẽ không hoàn thành dự án này chỉ trong 2 tháng. 3. ‘shall còn được dùng để đưa ra yêu cầu hay hướng dẫn.

– Now, you shall show me your ID card. ⟶ Bây giờ, hãy cho tôi xem thẻ căn cước của bạn.

– First, you shall add some water to the powder.

⟶ Đầu tiên, bạn hãy cho một chút nước vào bột. 1.3.9. Động từ khiếm khuyết ‘should’ Công thức: Giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác, ‘should’ đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘should’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + should/ shouldn’t + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: 1. Dùng để khuyên một người nên/ không nên làm gì.

– If you want to earn lots of money, you should work hard. ⟶ Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền, bạn nên làm việc chăm chỉ.

– To have better health, we shouldn’t stay up late. ⟶ Để có sức khỏe tốt hơn, chúng ta không nên thức khuya. 2. – Cũng cùng công dụng số 1 nhưng dùng sau ‘I think’ hoặc ‘I don’t think’ để nhấn mạnh việc thể hiện quan điểm bản thân. – Lưu ý, ta chỉ nói: ‘I don’t think + chủ ngữ + should…’. Ta KHÔNG nói: ‘I think + chủ ngữ + shouldn’t…’ – I think they should buy a new car. ⟶ Tôi nghĩ họ nên mua một cái xe hơi mới.

– We don’t think they should use that old car. ⟶ Tôi không nghĩ họ nên dùng cái xe hơi cũ đó. ⟶ DON’T say: We think they shouldn’t use that old car. 1.3.10. Modal Verb – ‘ought to’ Công thức:

Hơi khác với các động từ Khiếm khuyết còn lại, động từ này còn có thêm ‘to’. Tuy nhiên ta hãy xem nó giống như tất cả các động từ Khiếm khuyết khác và để nó đi trước động từ nguyên mẫu. Động từ mà ‘ought to’ đi trước thường là Động từ Nối (Linking Verb) hoặc Động từ Thường (còn gọi là “Động từ Hành động”, tên tiếng Anh là ‘Action Verb’) ở dạng nguyên mẫu.

Cấu trúc cụ thể: Subject + ought (not) to + verb (nguyên mẫu) + …

Chức năng: – Giống như ‘should’, ‘ought to’ được dùng để khuyên một người nên/ không nên làm gì. – Tuy nhiên, ‘ought to’ mang sắc thái trang trọng hơn. – Đồng thời ‘should’ chỉ những lời khuyên được đưa ra dựa vào ý kiến cá nhân của người nói và thường về một vấn đề cá nhân, còn ‘ought to’ chỉ những lời khuyên được đưa ra dựa trên quan đểm chung của phần lớn xã hội.

– A child ought to take care of their parents when they are old. ⟶ Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền, bạn nên làm việc chăm chỉ.

– You ought not to disrespect others. ⟶ Bạn không nên thiếu tôn trọng người khác

2. Semi-modal verb (Động từ Bán Khiếm khuyết)

2.1. Định nghĩa động từ bán khiếm khuyết Đúng như cái tên, động từ Bán Khiếm khuyết (Semi- modal Verb) vừa có thể đi ngay trước một động từ khác (nguyên mẫu và không phải động từ khiếm khuyết) để bổ sung ý nghĩa cho động từ đó lại vừa có thể làm một động từ thường đứng độc lập một mình, không có chức năng bổ nghĩa cho động từ khác.

Ví dụ: My son daren’t go out alone at night. ⟶ Con trai tôi không dám ra ngoài một mình buổi đêm. ⟶ ‘daren’t’ – “không dám” là dạng phủ định của ‘dare’ – “dám”. Ở đây, ‘daren’t’ là động từ khiếm khuyết, đứng trước động từ hành động ‘go’ ở dạng nguyên mẫu để bổ sung thêm ý nghĩa cho ‘go’.

+ My daughter doesn’t dare to go out alone at night. ⟶ Trong trường hợp này, ‘dare’ không phải trợ động từ mà là động từ chính, dùng độc lập chứ không bổ nghĩa cho động từ nào khác.

Ta thấy động từ ‘dare’ được chia theo thể phủ định trong thì Hiện tại Đơn khi chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít (my son) nên có dạng: ‘doesn’t dare’. Ở sau ‘dare’ có phần ‘to go’ đơn giản là vì khi một động từ chính được theo sau bởi một động từ khác thì động từ theo sau phải ở dạng hoặc to- verb (nguyên mẫu) hoặc v-ing.

Tùy theo động từ chính mà động từ theo sau sẽ có dạng là to-verb (nguyên mẫu) hay v-ing. Và đối với động từ ‘dare’, theo sau nó phải là to-verb (nguyên mẫu).

Hai động từ bán khiếm khuyết phổ biến nhất trong tiếng Anh: ‘need’ và ‘dare’

2.2. Các động từ Bán Khiếm khuyết thường dùng, cấu trúc và chức năng

2.2.1. Semi-modal Verb – ‘need’ Công thức: + Khi là động từ khiếm khuyết:

* Lưu ý: ‘need’ chỉ tồn tại dưới dạng động từ khiếm khuyết khi nó ở thể phủ định và trong thì Hiện tại Đơn. Cấu trúc: Subject + needn’t + verb (nguyên mẫu) + … + Khi là động từ thường:

Ta sẽ tùy vào ngữ cảnh trong câu mà chia ‘need’ theo các thì trong tiếng Anh (trừ các thì tiếp diễn) và để ‘need’ ở dạng phủ định hay khẳng định nên sẽ không có một cấu trúc chung nhất định. Theo sau need có thể là noun/ v-ing hoặc to-verb (nguyên mẫu). Chức năng: Diễn tả việc cần hoặc không cần cái gì hay làm gì.

– I needen’t get up early every day because I live near my company. ⟶ Tôi không cần dậy sớm mỗi ngày vì tôi sống gần công ty của tôi. Phân tích: ‘need’ ở dạng động từ khiếm khuyết, thì hiện tại đơn.

– My mother needs to work overtime every Friday. ⟶ Bố tôi cần tăng ca mỗi thứ Sáu. Phân tích: ‘need’ ở dạng động từ thường, thì hiện tại đơn.

– Yesterday, I didn’t need to go to work. ⟶ Hôm qua tôi đã không cần đi làm. Phân tích: ‘need’ ở dạng động từ thường, thì quá khứ đơn.

– I think we will need an umbrella. ⟶ Tôi nghĩ chúng ta sẽ cần một cây dù. Phân tích: ‘need’ ở dạng động từ thường, thì tương lai đơn.

– My younger sister has needed a car for a long time. ⟶ Em gái tôi đã cần một chiếc xe hơi suốt một thời gian dài. Phân tích: ‘need’ ở dạng động từ thường, thì hiện tại hoàn thành. 2.2.2. Semi-modal Verb – ‘dare’ Công thức: + Khi là động từ khiếm khuyết:

Khi ở dạng động từ khiếm khuyết, ‘dare’ chỉ là nội động từ và mang nghĩa là “dám làm gì”. Không có một cấu trúc chung nhất định vì không giống như ‘need’, ‘dare’ có thể được dùng như một động từ khiếm khuyết ở ở tất cả các thì, ngoại trừ thì tiếp diễn và ở cả thể khẳng định – phủ định. Do đó, có một điểm đặc biệt là ‘dare’ dù ở thể động từ khiếm khuyết vẫn có thể được chia theo các thì như một động từ thường. Chỉ có một chi tiết khiến nó khác ‘dare’ ở dạng động từ thường: theo sau nó là động từ nguyên mẫu, không có ‘to’. Ví dụ 1: She didn’t dare go out that night. ⟶ Cô ấy đã không dám ra ngoài đêm đó. ⟶ ‘dare’ dạng động từ khiếm khuyết vẫn được chia theo thì quá khứ đơn như động từ thường (didn’t dare) và phía sau đi với ‘go’ – verb (nguyên mẫu), không đi với ‘to go’ – to-verb (nguyên mẫu)

Ví dụ 2: My son doesn’t dare drive alone. ⟶ Con trai tôi không dám lái xe một mình. ⟶ ‘dare’ dạng động từ khiếm khuyết vẫn được chia theo thì hiện tại đơn như động từ thường (doesn’t dare) nhưng phía sau đi với ‘drive’ – verb (nguyên mẫu), không đi với ‘to drive’ – to-verb (nguyên mẫu) Tuy nhiên, khi dùng dạng phủ định của ‘dare’ ở thể động từ khiếm khuyết trong thì hiện tại đơn, ta cũng có thể dùng ‘daren’t’ thay vì ‘don’t/ doesn’t dare’. Ví dụ: My son daren’t drive alone. + Khi là động từ thường:

Ta sẽ tùy vào ngữ cảnh trong câu mà chia ‘dare’ theo tất cả các thì (ngoại trừ thì tiếp diễn) và để ‘dare’ ở dạng phủ định hay khẳng định. Vì thế, ta sẽ không có một cấu trúc chung nhất định. Khi ‘dare’ ở dạng động từ thường, nó có thể làm nội động từ cũng có thể làm ngoại động từ. Khi làm nội động từ, ‘dare’ có nghĩa là “dám (làm gì)” và sau ‘dare’ là to-verb (nguyên mẫu). Ví dụ: My father dared to jump into the river. ⟶ Bố tôi đã dám nhảy xuống sông. Khi làm ngoại động từ, ‘dare’ có nghĩa là “thách (ai làm gì)” và sau ‘dare’ là object + to-verb (nguyên mẫu). Ví dụ: My father dared me to jump into the river. ⟶ Bố tôi đã thách tôi nhảy xuống sông. Chức năng: 1. Diễn tả việc ai đó dám hay không dám làm gì. Lúc này, ‘dare’ là nội động từ. Đối với chức năng này, ta có thể sử dụng ‘dare’ ở cả dạng động từ khiếm khuyết và động từ thường.

– Our children daren’t play with that dog. ⟶ Các con của chúng tôi không dám chơi với con chó đó. Phân tích: ‘dare’ ở dạng động từ khiếm khuyết, thì hiện tại đơn và thể phủ định.

– My elder sister dares play with that dog. ⟶ Chị gái của tôi dám chơi với con cho đó. Phân tích: ‘dare’ ở dạng động từ khiếm khuyết, thì hiện tại đơn và thể khẳng định.

– Dare your elder sister play with that dog? ⟶ Chị gái bạn có dám chơi với con cho đó không? ⟶ Phân tích: ‘dare’ ở dạng động từ khiếm khuyết, thì hiện tại đơn và thể nghi vấn.

– We didn’t dare to go into that room. ⟶ Chúng tôi đã không dám vào căn phòng đó.

Phân tích: ‘dare’ ở dạng động từ thường, thì quá khứ đơn và thể phủ định.

– Yesterday, did you dare to go into that room? ⟶ Hôm qua, bạn có dám đi vào căn phòng đó không? Phân tích: ‘dare’ ở dạng động từ thường, thì quá khứ đơn và nghi vấn.

Lưu ý: Khi ‘dare’ là nội động từ diễn tả ý nghĩa “dám (làm gì)” nó chủ yếu được dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi) hoặc câu phủ định, ít khi được dùng trong câu khẳng định. 2. Diễn tả việc thách ai làm gì. Trong trường hợp này, ‘dare’ là ngoại động từ và chỉ dùng được ở dạng động từ thường. – The kids dared my son to steal the apples in your tree. ⟶ Lũ trẻ đã thách con trai tôi trộm táo trên cây của anh.

– We didn’t dare your son to steal the apples in his tree. ⟶ Tụi con không có thách con trai cô trộm táo trên cây của chú ấy.

3. Bài tập về Modal verb – Semi-Modal verb

3.1. Bài tập với các động từ Khiếm Khuyết (Modal Verb) Điền động từ Khiếm khuyết (Modal Verb) thích hợp vào các chỗ trống bên dưới. Tại một số vị trí sẽ có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Lưu ý, để quyết định dùng thể khẳng định hay phủ định, bạn cần để ý kỹ ngữ cảnh trong câu. Nếu ngữ cảnh không đủ rõ ràng, bạn có thể dùng cả hai.

He ……… (+) or ……… (-) like sports. I don’t know much about him. (possibility 30%) Oh no! I may be late for work. I ……… go now. ……… we go to a coffee shop after work? He ……… win that competition. (Honestly, I don’t know much about his ability.) We ……… like a table for two. You ……… ride your motorbike without wearing a helmet. ……… you please help me check this contract? ……… I go out, Ms. Emily? A person ……… be selfish. This dress ……… (fit) my daughter. If not, I will bring it back to the store. (possibility: 30%) Sarah never returns the money that she borrows. If I were you, I ……… lend her money. My daughter ……… play soccer very well. She is playing for the national team. He doesn’t play soccer frequently. He ……… like this soccer ball. (possibility: 50%) ……… you mind if I sit here? Đáp án:

1. might – might not 8. May 2. must 9. ought not to 3. Shall 10. might 4. will/ won’t 11. wouldn’t 5. Could 12. can 6. will 13. may not 7. can’t 14. Would 3.2. Bài tập với các động từ Bán Khiếm Khuyết (Semi- modal Verb) Sắp xếp các từ bên dưới để tạo thành câu đúng.

1. those/ me/ touch/ to/ that/ kids/ dog/ dared/ .

2. at/ daren’t/ our/ go/ alone/ night/ son/ out/ .

3. rivers/?/ your/ sister/ younger/ to/ dare/ does/ in/ swim/

4. needn’t/ food/ party/ buy/ you/ more/ the/ for

5. night/ , / we/ dare/ get/ room/ into/ that/ scary/ didn’t/ last/ .

6. co-worker/ always/ help / my/ that/ needs/ .

7. live/ my/ I/ need/ early/ to/ because/ near/ I/ company/ get up/ don’t/ .

8. doesn’t/ to/ alone/ daughter/ little/ dare/ my/ sleep/ .

9. trees/ sometimes/ brother/ my/ to/ elder/ dares/ climb/ me/ .

10. things/week/ needed/ for/ we/ , / last/ lots of/ event/ the/ .

Đáp án:

1. Those kids dared me to touch that dog. 6. That co-worker always needs my help. 2. Our son daren’t go out alone at night. 7. I don’t need to get up early because I live near my company. 3. Does your younger sister dare to swim in rivers? 8. My little daughter doesn’t dare to sleep alone. 4. You needn’t buy more food for the party. 9. My elder brothers sometimes dares me to climb trees. 5. Last night, we didn’t dare get into that scary room. 10. Last week, we needed lots of things for the event. Bài viết trên TalkFirst đã tổng hợp kiến thức và bài tập áp dụng về động từ Khiếm khuyết (Modal verb) và động từ Bán Khiếm khuyết (Semi-modal verb). TalkFirst hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn sẽ có thể nắm vững và sử dụng thành thạo các động từ này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và hẹn gặp bạn trong các bài viết sắp tới!


Anh Ngữ TalkFirst

Địa chỉ: 778/19 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM

Số điện thoại: (028) 22 644 666

Email: learning@talkfirst.vn


Các mạng xã hội của TalkFirst:


6 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page