“Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ động và tiếng Anh là ngôn ngữ bị động.”
Chắc hẳn không ít người học tiếng Anh đã từng nghe câu này từ giáo viên tiếng Anh hoặc giáo viên ngôn ngữ của mình. Thật vậy, nếu như trong tiếng Việt, người ta thường có xu hướng sử dụng câu chủ động, để danh từ chỉ người/ con vật/… thực hiện hành động lên đầu làm chủ ngữ, thì trong tiếng Anh, nếu không có yêu cầu phải nhấn mạnh đối tượng thực hiện hành động, người ta thường dùng câu bị động, đẩy đối tượng nhận hay chịu hành động lên đầu.
Chính điều này đã tạo ra một chủ điểm ngữ pháp thú vị trong tiếng Anh: Câu Bị động. Tuy nhiên, mảng kiến thức này cũng là một thách thức không hề nhỏ với khá nhiều người học, dù là trong chương trình Anh văn Phổ thông hay Anh văn Giao tiếp.
Hiểu được điều này, TalkFirst gửi đến bạn bài viết tổng hợp các kiến thức xoay quanh Câu Bị động cũng như bài tập áp dụng để bạn củng cố kiến thức. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé!
Câu bị động (Passive voice) là câu nhấn mạnh đối tượng bị tác động bởi hành động thay vì đối tượng thực hiện hành động. Chia thì trong câu bị động cũng tuân theo thì trong câu chủ động
2. Công thức câu bị động
Câu bị động có cấu trúc lõi là:
Subject + be + V3/ed + (by + doer) + (…).
* Trong đó:
+ Subject: đối tượng bị tác động bởi hành động
+ be + V3/ed: ‘be’ thay đổi tùy theo thì dùng trong câu chủ động
+ V3/ed luôn giữ nguyên dạng. Thứ thay đổi theo thì là động từ ‘be’ như trên.
+ (by + doer): ‘by’ có nghĩa là “bởi”, dùng để giới thiệu đối tượng thực hiện hành động đứng sau ‘by’.
‘doer’ chỉ đối tượng thực hiện hành động.
‘by + doer’ được đặt trong (…) vì sẽ có những trường hợp ta có thể lược bỏ phần này.
+ (…): Phần này chủ yếu là các thông tin về địa điểm và thời gian mà tại đó chủ ngữ chịu tác động của hành động. Phần này không bắt buộc có mà sẽ tùy từng trường hợp.
3. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động ta làm các bước sau. Để bạn dễ theo dõi hơn, ta sẽ lấy một câu chủ động làm ví dụ và biến đổi nó thành một câu bị động theo các bước tương ứng bên dưới nhé.
Câu chủ động cần biến đổi:
Yesterday, my mother bought a new TV. ⟶ Hôm qua, mẹ tôi đã mua một cái TV mới. ⟶ Phân tích:
+ Đối tượng bị tác động: ‘a new TV’
+ Thì: Quá khứ Đơn
+ Động từ tác động: ‘bought’
+ Đối tượng tác động: ‘my mother’
Các bước chuyển đổi:
BướcCâu bị động dần hình thành theo từng bướcBước 1: Đưa đối tượng chịu tác động, nói theo cách khác là tân ngữ (object) trong câu chủ động lên đầu câu.Yesterday, a new TVBước 2: Để động từ tác động ở ngay sau đối tượng bị tác động. Đổi động từ thành dạng V3/ed. Nếu động từ đã ở sẵn dạng V3/ed thì ta cứ để nguyên như vậy.Yesterday, a new TV boughtBước 3: Thêm ‘be’ vào trước động từ. Biến đổi ‘be’ theo thì của câu chủ động. Vì thế, ta cần quan sát động từ trong câu chủ động và một số yếu tố khác như các trạng từ về thời gian, v.v. để xem thì của câu là thì gì.Yesterday, a new TV was boughtBước 4: Thêm tổ hợp ‘by + đối tượng thực hiện hành động’ vào sau động từ và viết nốt lại các thành phần còn lại phía sau (nếu có).
Lưu ý:
– Ta có quyền không thêm tổ hợp ‘by + đối tượng thực hiện hành động’ nếu người thực hiện rơi vào một trong các đại từ chỉ các đội tượng không cụ thể và rõ ràng như: ‘they’, ‘everyone’, ‘someone’, ‘somebody’, v.v.
– Trong trường hợp người thực hiện hành động là 1 trong 7 đại từ chủ ngữ: ‘I’, ‘we’, ‘you’, ‘he’, ‘she’, ‘it’ và ‘they’ thì khi ta chuyển nó xuống sau ‘by’, ta phải biến nó thành dạng đại từ tân ngữ: ‘me’, ‘us’, ‘you’, ‘him’, ‘her’, ‘it’ và ‘them’.
Ví dụ:
– This cake was made by he. – SAI
– This cake was made by him. – ĐÚNGYesterday, a new TV was bought by my mother.
Đọc thêm chi tiết cách sử dụng câu bị động tại: https://talkfirst.vn/cau-bi-dong/
Anh Ngữ TalkFirst
Số điện thoại: (028) 22 644 666
Email: learning@talkfirst.vn
Các mạng xã hội của TalkFirst:
Google: https://talkfirst.business.site/
Facebook: https://www.facebook.com/TalkFirst.vn/
Twitter: https://twitter.com/AnhnguTalkfirst
Google Site: https://sites.google.com/view/anhngutalkfirst/
コメント